Monthly Archives: Tháng Sáu 2017

Kể chuyện cổ tích cho trẻ mầm non: Tấm và Thóc

Tiêu chuẩn

Nguyên tác: Chu Mộng Long

(Dựa vào truyện cổ dân gian Tấm Cám)

Tuổi trẻ cười

Tấm có một người em tên là Thóc. Nhưng người xưa không biết Thóc thế nào nên không kể. Chỉ đến khi Thóc thành đạt người ta mới đua nhau xoi mói những gì Thóc có. Nào chức tước, nào biệt phủ, nào tiền tỉ. Người ta không cần biết Thóc đã lam lũ, hì hục cả đời mới có được…

Thói đời là thế! Read the rest of this entry

Hai câu hỏi thêm về sự “thấu cảm”

Tiêu chuẩn

PGS. Phạm Văn Tình, Tổng thư kí Hội ngôn ngữ học, ảnh Tiền phong

Chu Mộng Long – Lẽ ra nên khép lại món nộm “thấu cảm” trong đề thi quốc gia 2017 nếu người ta biết cầu thị và rút kinh nghiệm, nhưng thói quen cãi cùn bất chấp đúng sai lâu nay vẫn diễn ra ở giới trí thức gây ảnh hưởng sâu sắc đến học thuật và tiến bộ xã hội, nên đành phải viết tiếp. Cứ cho là người viết hỏi ngu để những đầu óc thông minh của quý ông bà tự cho là đỉnh cao trí tuệ giải thích giùm cho. Read the rest of this entry

Empathy là gì? Có phải xáo xào chữ nghĩa thành “thấu cảm”?

Tiêu chuẩn

Học sinh cầu may trước bàn thờ Khổng. Ảnh Google.

Chu Mộng Long: “Ông Sái Công Hồng (Phó Cục khảo thí và kiểm định chất lượng) cho biết đã làm việc với tổ ra đề Văn và tổ ra đề khẳng định đề thi Văn chính xác không có sai sót” khi chính thức trả lời báo chí về đề văn TNTH năm 2017. (Báo Dân trí).

Hỏi đứa làm sai để khẳng định nó không làm sai? Tôi từng bắt gặp trường hợp giảng viên ra một đề thi sai một lúc gần 10 lỗi chính tả, toàn những từ thông thường. Tôi yêu cầu tự sửa trước khi tôi kí duyệt. Kết quả, anh ta sửa một hồi sai lên đến 15 lỗi. A. Einstein nói: “Không thể sửa sai bằng chính bàn tay của kẻ đã làm sai”. Bộ trả lời như vậy thì tôi tin chắc không chỉ kẻ ra đề, duyệt đề sai mà cả làng trên Bộ cũng không thể nhận ra mình sai! Read the rest of this entry

Một bài văn về “thấu cảm”

Tiêu chuẩn

Đặng Hoàng Giang nói về từ thiện. Ảnh Google.

Chu Mộng Long – Trong bài phỏng vấn mới nhất, Đặng Hoàng Giang tự hào cho rằng, Bộ GD&ĐT lấy văn bản của ông ra đề thi, học sinh không thể học tủ mà phải sáng tạo. Ông nhấn mạnh, văn chương không có chuyện đúng sai (Tại đây). Có thể không có chuyện đúng sai về quan điểm, nhưng thuật ngữ thì phải dựa vào một chuẩn nhất định. Nếu sáng tạo tùy tiện thì xin hỏi ông: học sinh làm bài như thế này thì với năng lực “thấu cảm” như ông có và như cách ông diễn giải, ông sẽ cho nó mấy điểm? Nên nhớ là bài luận bám khá sát diễn giải trong văn bản của ông, cho nên không thể kết tội nó bôi nhọ hay xuyên tạc nhé!

———————– Read the rest of this entry

Ba mối họa khi quân đội làm kinh tế

Tiêu chuẩn

Chu Mộng Long – Quân đội làm kinh tế là vấn đề nghiêm trọng nhưng không ai dám lên tiếng. Bài viết cảnh báo ngay khi xảy ra vụ Đồng Tâm. Nay gần như đã có kết quả khi trong cuộc họp Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm tuyên bố dứt khoát “Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa”. Sai thì phải sửa, dù muộn vẫn hơn không. Quân đội làm kinh tế là lợi bất cập hại.

Hoan hô Chính phủ đã có động thái tích cực!

Read the rest of this entry