Vũ hội thi ca: Khi ngài Phao-lồ thách đấu

Tiêu chuẩn

Ngài Paul Nguyễn Hoàng Đức

Chu Mộng Long: Một đất nước không thể một lúc có hai vua. Huống hồ là hiện nay “cường quốc thi ca” của ta có cả triệu vua. Đi đâu cũng thấy các nhà thơ xưng hùng xưng bá, cao hứng lên thì tự xưng hoàng đế hết. Ngài Paul Nguyễn Hoàng Đức có nói, một đất nước mà bất phân cao thấp thì loạn to. Mà đang loạn thật. Mỗi vua thơ hùng cứ một phương, thỉnh thoảng ném phân vào nhà nhau để hưởng. Lần này ngài Paul quyết chí ra tay dẹp loạn bằng cuộc thách đấu đầy hào khí.

Để tạo không khí cho cuộc đấu có một không hai này, Chu mỗ nhiệt thành viết bài cổ vũ. Read the rest of this entry

Tọa đàm ngày Hiến chương nhà giáo

Tiêu chuẩn

Chu Mộng Long: Bài này tôi dành riêng cho các học trò của tôi. Ai không thích thì làm ơn đừng bình luận tùy tiện.

Mấy năm nay, nhờ lên tiếng về sự vô đạo của ngày Hiến chương nhà giáo mà các tệ nạn “điếu phúng” thầy cô giảm dần, ít nhất là ở cái cơ quan bé nhỏ nơi có tôi làm việc. Read the rest of this entry

Đại nạn giáo dục phổ thông: Nên tấn công vào đâu?

Tiêu chuẩn

Chu Mộng Long: Đại nạn thì ắt sinh ra tị nạn. Nhưng đợi các cháu lớn lên vào đại học mới có điều kiện chạy tị nạn ra nước ngoài thì muộn rồi. Bởi 12 năm học phổ thông, các cháu đã bị nhồi nhét quá tải với đủ các chấn thương tâm lý, bây giờ cái cây đó có trồng trên đất khách cũng èo uột, bệnh hoạn, trừ phi số ít những cháu có đủ bản lĩnh vượt qua các chấn thương. Read the rest of this entry

“Đầu súng” ẩn dụ cho “đầu buồi” hay “đầu người”?

Tiêu chuẩn

Chu Mộng Long: Tôi đã có đến hai bài làm rõ “đầu súng” (trong “đầu súng trăng treo”) không liên quan đến “đầu người”. Bởi vì bản thân “đầu” là một từ độc lập, mượn tự hình gốc Hán là cái nắp đậy (亠), nghĩa gốc là chỉ phần trên cùng, không phân biệt đó là đầu gì. Khi kết hợp với cái gì thì nó ra cái đầu đó và xác định nghĩa cho cái đó: đầu người, đầu bò, đầu sông, đầu núi, đầu gậy, đầu súng… Trong trường hợp này, nghĩa ban đầu là chỉ phần trên cùng không thay đổi. Không có chuyện “chuyển nghĩa” khi một từ kết hợp tự nhiên với một từ trong trường hoạt động của nó. Nên nhớ là sách giáo khoa hỏi sự chuyển nghĩa của bản thân từ “đầu” chứ không hỏi cả cụm từ rồi khoe cả tràng “ẩn dụ tri nhận”. Khoe theo cách “bác sĩ – thằng bán thịt” của Nguyễn Vượng thì đúng là “cục phân” với “nắm cơm” cũng có quan hệ liên tưởng nếu đầu người nghĩ theo cách của đầu chó. Read the rest of this entry