Monthly Archives: Tháng Chín 2016

Khủng hoảng tuyển sinh đại học: buồn hay vui?

Tiêu chuẩn

Ru con con ngủ li bì

Ru con… con ngủ li bì

Chu Mộng Long – Chỉ cái đầu của phường giá áo túi cơm xem việc móc túi thiên hạ về mình là vui thì mới cảm thấy tuyển sinh năm nay đáng buồn. Riêng tôi thấy vui, vui như tết, vì đến lúc nên chấm dứt trò điếm trong giáo dục. Read the rest of this entry

Giải kiến tạo từ “Hy sinh”

Tiêu chuẩn

Lễ tế thần thời cổ đại, nguồn ảnh Google

Lễ tế thần thời cổ đại, nguồn ảnh Google

Chu Mộng Long – Bài này tôi viết trên FB vào ngày 30.6.2016, ngay sau vụ máy bay rơi, nhân lúc người ta tranh cãi chữ nghĩa liên quan đến cái chết. Nghĩa của từ, theo trường phái cấu trúc luận F. Saussure, là nghĩa đang sử dụng. Còn theo J. Derrida và các nhà giải cấu trúc, đó là trò chơi kiến tạo, nghĩa đang sử dụng luôn phủ lấp lên lịch sử của nó. Bản thân kí hiệu, theo R. Barthes, đã là huyền thoại, một hình thức giả tự nhiên: nó xóa tự nhiên hay lịch sử để thành cái giả tự nhiên.

Nhân anh Hoàng Tuấn Công có một bài viết làm rõ ý tưởng của tôi thông qua tra cứu nhiều bộ từ điển, thấy cần thiết đăng lại đây để mọi người tham khảo. Read the rest of this entry

Về đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”

Tiêu chuẩn

Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ thứ hai, ảnh Lao động

Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ thứ hai, ảnh Lao động

Chu Mộng Long – Cái gì cũng theo lẽ tự nhiên. Muốn toàn dân hay chí ít là cán bộ giáo viên có trình độ tiếng Anh thì phải có một quá trình, bắt đầu từ đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh tốt và một thế hệ mới hình thành qua một giai đoạn đào tạo chứ không thể duy ý chí bắt đám người mang bộ não đã già nua kia ngày một ngày hai mà có được. Cách làm hiện nay chỉ dọn đường cho trò làm tiền của bọn điếm giáo dục! Read the rest of this entry

Triệu chứng ám thị bị “nô dịch” của người Việt

Tiêu chuẩn

Sử gia Tư Mã Thiên (sinh 145 tr.CN ). Nguồn Google.

Sử gia Tư Mã Thiên (sinh 145 tr.CN). Ảnh thư họa, nguồn Google

Chu Mộng Long – Bài này đã viết từ ngày này năm trước, khi tranh luận với đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn. Khi tôi viết bài trên FB “hoan hô” Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ hẳn hoặc tích hợp môn Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc, hiển nhiên có mở ngoặc đơn rõ ràng, “nếu là lịch sử được viết như trong sách giáo khoa hiện hành”, ông Đỗ Minh Tuấn không cần đọc vỡ chữ đã hét toáng lên, đại ý, thế thì phải học sử Tàu à! Tức là bị nô dịch Tàu à! Ông ấy đã viết một bài dài chửi tôi vỗ mặt vì “bưng bô cho thằng Luận” và sỉ mắng Chu Mộng Long là tên “Tàu cộng chính hiệu” (nguyên chữ dùng của ông Tuấn).

Nhân vụ tranh luận học chữ Hán có phải trở thành “Hán nô” không, thấy cần thiết đăng và chia sẻ lại bài này, ai thích thì tiếp thu, không thích thì cứ chửi cho hả giận. Bởi lẽ, ông Tuấn cũng chỉ là đại diện cho một đám đông mắc chứng ám thị, bất chấp lí lẽ của học thuật, rằng hễ học cái gì liên quan đến Tàu đều có thể trở thành “Tàu nô”.

Tôi đọc hàng trăm comment trong vụ tranh luận về việc học chữ Hán, người ta nói về học thuật thì ít mà chụp mũ “Hán nô” thì nhiều. Ngay cả khi đá xoáy vào luận điểm “học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà báo chí giật tít thành vấn đề thời sự cũng chỉ là cái cớ để người ta đặt ra nghi hoặc về một “âm mưu Hán hóa” đang hình thành từ những kẻ “Hán nô”!

———————— Read the rest of this entry

Khoa học và phản khoa học – Trao đổi với ông Nguyễn Hữu Đạt

Tiêu chuẩn

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, nguồn Soha.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, nguồn Soha.

Chu Mộng Long – Nói trước để khỏi tranh luận lạc đề, tôi không cổ súy việc bắt buộc phải đưa chữ Hán vào nhà trường phổ thông trong tình hình hiện nay, cả lí do chính trị lẫn giáo dục, nhưng thấy trái tai thì phải tranh luận. Thời buổi mất niềm tin này không ai có quyền nhân danh một cái mác giáo sư hay tiến sĩ áp đặt quan niệm cá nhân lên mọi người. Bài viết này không bênh vực ai mà chỉ phản biện ý kiến cá nhân của ông Đạt về vấn đề học chữ Hán. Read the rest of this entry