Monthly Archives: Tháng Tư 2012

Trẻ em và văn học

Tiêu chuẩn

Chu Mộng Long – Trẻ em là ai? – Là chính nó! Câu trả lời tù mù theo lối triết học này, có lẽ, thuộc loại chuẩn mực nhất trong các định nghĩa về trẻ em. Ngẫm nghĩ mà xem, trẻ em chẳng giống người lớn chúng ta và chẳng giống một cái gì khác nó. Trẻ em là trẻ em. Lấy cái nhìn chủ quan của người lớn áp đặt cho con trẻ luôn luôn là những ngộ nhận sai lầm. Đem cuộc sống của chúng ta bắt trẻ em phải gồng mình lên cho vừa với cái thước đo được gọi là chuẩn mực ấy càng ngớ ngẩn hơn. Trẻ em, trước khi trưởng thành với tư cách là người lớn, có một thế giới riêng, thế giới tương đối độc lập, tự chủ so với cuộc sống chung.

Bài viết này không nghiên cứu trẻ em ở phương diện tâm lý thuần tuý mà chủ yếu tìm hiểu trẻ em trong mối quan hệ với văn học. Ở mối quan hệ này, có lẽ tính chất độc lập, tự chủ của trẻ em biểu hiện một cách rõ nét nhất qua sự năng động, sáng tạo của nó.

Read the rest of this entry

Tự do thơ tự do

Tiêu chuẩn

Lối viết chỉ là Tự do trong một khoảnh khắc. Nhưng đó là một trong những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất của Lịch sử, bởi Lịch sử luôn luôn và trước hết là một lựa chọn và những giới hạn của lựa chọn ấy.

                    (R. Barthes, Độ không của lối viết)

Read the rest of this entry

Đám tang nhà giáo Trương Tham – Một hình ảnh đẹp của nghề giáo

Tiêu chuẩn

Chiều nay, trời Quy Nhơn bỗng nhiên thay đổi. Gió hiu hiu thổi. Vòm trời như chiếc lọng khổng lồ tỏa mát cả hành trình đưa tang Thầy giáo Trương Tham. Đoàn người kéo dài cả vài cây số từ bệnh viện đa khoa tỉnh lên nghĩa trang Phật giáo để tiễn đưa người Thầy lớn của bao nhiêu thế hệ. Ngoài học trò và đồng nghiệp tại Quy Nhơn, rất nhiều học trò từ Hà Nội, Sài Gòn cũng kịp về để tang và tiễn đưa Thầy.

Không khí tang lễ ấm cúng tình thầy trò, đồng nghiệp.

An nhiên và bình dị như chính cuộc đời của Thầy. Read the rest of this entry

Vĩnh biệt nhà giáo Trương Tham

Tiêu chuẩn

Tôi không dùng danh hiệu “nhà giáo ưu tú” như bảng cáo phó mà chỉ gọi “nhà giáo” đã đủ thân thương và kính trọng một người Thầy giáo đúng nghĩa. Mọi danh hiệu được hội đồng này nọ trao cho ai trong thời buổi này đều chẳng danh giá gì so với danh hiệu truyền thống mà nhân dân đã trao cho. Hẳn nhiên, cái buổi đầu trao danh hiệu nhà giáo ưu tú cho Thầy còn trong sáng lắm, nên một người không quyền không chức, chỉ nhà giáo thuần túy như Thầy lại được trao tặng thật là sáng giá. Còn sau này, xin lỗi, toàn bọn quan chức, thành tích kê khai là thành tích ảo, các thủ tục bỏ phiếu thăm dò lại làm chui, kiểm phiếu đểu, cho nên, tháng trước phong nhà giáo ưu tú, ít tháng sau trở thành tội phạm! Read the rest of this entry

Biến tấu hay khả năng tạo sinh của nhạc điệu thơ lục bát (từ nền tảng của ca dao)

Tiêu chuẩn

 1. Không rõ ở đâu, tự bao giờ lục bát ra đời và trở thành âm hưởng chủ đạo của thi ca dân tộc. Dù hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về gốc gác của thơ lục bát* , nhưng có thể thống nhất rằng lục bát tồn tại và có sức sống lâu bền nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam. Nó từng được mệnh danh là “quốc phong”, “quốc túy” của thi pháp thơ Việt.

Các công trình nghiên cứu thể thơ – luật thơ đã đặt lục bát vào hệ thống phân loại với các thể thơ – luật thơ khác nhau như song thất lục bát, cổ thể, cận thể, hỗn hợp, tự do… Sự khu biệt này chỉ mang tính tương đối khi bản thân lục bát (cũng như một thể thơ gốc – chuẩn khác) có những biến thể và chuyển hóa về mặt loại hình để tồn tại nếu không muốn đánh mất  tính đa dạng của nó. Read the rest of this entry